Hệ thống ngân hàng từ chối hợp tác với các công ty Bitcoin
Không có gì bất ngờ khi nói rằng hệ thống ngân hàng không thích Bitcoin tuy nhiên quan điểm đó liệu có thách thức các công ty bắt đầu sử dụng Bitcoin không? - Cointelegraph đặt vấn đề
Mặc dù việc sử dụng Bitcoin (BTC) hứa hẹn tạo ra một thế giới ngang hàng nhưng việc xây dựng doanh nghiệp bằng Bitcoin vào năm 2022 vẫn yêu cầu cần có bên trung gian thứ ba. Dù đó là vốn khởi nghiệp sử dụng tiền pháp định hay chỉ đơn giản là khai thác phương thức thanh toán pháp định, kinh doanh Bitcoin được hiểu là tương tác với hệ thống tài chính kế thừa.
Điều này cần thiết đối với đại đa số các doanh nghiệp kinh doanh dựa trên Bitcoin, hay đồng nghĩa với việc họ đang cần một ngân hàng riêng.
Trang Cointelegraph đã khảo sát các doanh nghiệp chỉ sử dụng Bitcoin về kinh nghiệm của họ khi làm việc với các ngân hàng bởi vì Bitcoin nhận được rất nhiều đánh giá không tốt trên các phương tiện truyền thông chính thống. Điều đáng nói là một số nhà đầu tư lớn của ngành ngân hàng lại rất thích đánh giá về Bitcoin. Ben Price, người gần đây đã sáng lập một "Công ty Bitcoin" chia sẻ rằng họ đã mất hàng chục cơ hội hợp tác với các ngân hàng.
“Chúng tôi đã mất hàng tá cơ hội hợp tác với các ngân hàng chỉ vì chúng tôi là một công ty Bitcoin.
Chúng tôi thậm chí còn thua lỗ nhiều hơn vì phải tuân theo luật đồng thời đấu tranh để giảm thiểu dữ liệu bắt buộc đối với người dùng và bình thường hóa quyền riêng tư về tài chính.
- Chủ tịch abitcoin (@abitcoinwoman) chia sẻ ngày 8 tháng 6 năm 2022”
Price từng là trưởng phòng tại một công ty Visa trong nhiều năm trước khi thành lập Abitcoin. Anh ấy nói với Cointelegraph rằng "mục tiêu của công ty Abitcoin là mang Bitcoin đến với toàn thế giới", vì đó là "chất xúc tác đặc biệt để cải thiện nền văn minh của chúng ta."
Price đã trở nên thất vọng khi làm việc tại công ty Visa - không phải vì anh ấy là một “người yêu thích Bitcoin mãnh liệt” - mà là do tiến độ chậm của quy trình làm việc. Theo ông, các dự án liên quan đến thanh toán tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) hay các ví phi công nghiệp thường xuyên bị lỗi nặng. Do đó, hoạt động bên trong của hệ thống tài chính kế thừa đã bị giới hạn. Carman nói với Cointelegraph:
“Và cuối cùng, Visa sẽ là loại hình phục vụ các ngân hàng. Họ không còn phục vụ người tiêu dùng”.
Công ty Abitcoin là một phần của một loạt các "tân ngân hàng" của Bitcoin - các ngân hàng coi Bitcoin là tiền tệ bản địa ngang hàng với tiền pháp định. Từ Công ty Bitcoin ở Hoa Kỳ đến Xapo ở Gibraltar hay CoinCorner ở Vương quốc Anh, các "tân ngân hàng" Bitcoin này đang linh hoạt hóa hoạt động tài chính của họ. Nói tóm lại, họ đang cho phép mọi người sống theo tiêu chuẩn Bitcoin và dễ dàng tương tác với hệ thống tài chính kế thừa.
Carman giải thích rằng các "tân ngân hàng" Bitcoin xuất phát từ mong muốn "siêu Bitcoin hóa", tức là thúc đẩy việc áp dụng hàng loạt Bitcoin, đồng thời thừa nhận rằng chỉ một nhóm người nhỏ hơn sẽ chấp nhận Bitcoin như dự định ban đầu của các dân chơi mã dịch.
Anh ấy chia người dùng Bitcoin thành hai nhóm: Cypherpunks (dân chơi mã dịch) ưu tiên quyền riêng tư, sắp xếp các đồng tiền Bitcoin của họ và chạy các nút (node) Bitcoin, và 95% người còn lại - chẳng hạn như mẹ và em gái của anh ấy - Carman giải thích. Vậy ai sẽ thực sự cần quyền truy cập vào một ngân hàng Bitcoin?
“Để mang Bitcoin đến với hầu hết mọi người trên khắp thế giới có thể sẽ yêu cầu chuyển đổi dần từ các hệ thống kế thừa pháp định sang tiêu chuẩn Bitcoin. Và để làm được điều đó, bạn cần được cung cấp quyền truy cập ở cả hai nơi”.
Tuy nhiên, tại sao các ngân hàng không thể tích hợp Bitcoin và tận dụng công nghệ mới cũng như thu lợi nhuận từ thành công của Bitcoin? Christian Ander, người sáng lập sàn giao dịch Bitcoin của Thụy Điển BTCX, nói với Cointelegraph:
“Nhiều ngân hàng có chính sách không tham gia hoặc tham gia vào các công ty Bitcoin và tiền điện tử. Họ không quan trọng liệu công ty có tuân thủ các quy định hay không. ”
Danny Brewster, Giám đốc điều hành của sàn giao dịch Bitcoin FastBitcoins, nói với Cointelegraph rằng có một số ít ngân hàng chỉ sử dụng Bitcoin, chẳng hạn như FastBitcoins, đã tồn tại từ năm 2013. Tuy nhiên, thời gian đầu các ngân hàng này đều không muốn kinh doanh Bitcoin do “không hiểu rõ về chúng”, Brewster nói với Cointelegraph.
Đến năm 2022 các vấn đề tương tự vẫn tồn tại, “mặc dù quy định đã rõ ràng hơn và có sự tăng cường giám sát nhưng thị trường tiền điện tử rộng lớn lại trở thành một mớ hỗn độn với những thứ như LUNA, [Terra / LUNA], 3AC, v.v.” Brewster giải thích rằng đó là do sự sụp đổ của Terra và sự lây lan tin đồn về tiền điện tử sau đó, các ngân hàng lúc đó càng sợ rủi ro hơn. Anh ấy nói:
“Các ngân hàng chỉ nhìn thấy điều này, kết hợp với các vấn đề gian lận trong thanh toán như một dấu hiệu cảnh báo mà họ muốn tránh [...] Tôi đã từng ngây thơ nghĩ rằng đó là vì họ sợ bị thay thế bởi Bitcoin nhưng thời gian đã chứng minh đây là luận điểm sai. ”
Brewster từng chia sẻ rằng chính vấn đề lừa đảo tiền điện tử, giao dịch rửa tiền và mặt tối của tiền điện tử đã làm giảm uy tín của Bitcoin:
“Hơn 90% tổng số trường hợp gian lận thanh toán liên quan đến tiền điện tử "
Ông giải thích, việc lặp đi lặp lại liên tục thực trạng này có thể làm thay đổi quan điểm của mọi người về Bitcoin bởi vì Bitcoin và tiền điện tử được coi là một hay nói cách khác là giống nhau:
“Khi bạn dành cả ngày để giải quyết vấn đề này, nó sẽ ảnh hưởng đến quan điểm của bạn về mọi thứ cần làm và những người này cũng sẽ có quan điểm khác đi về việc ngân hàng nên chọn hợp tác kinh doanh với ai”.
Anders giải thích rằng có nhiều lý do đằng sau sự không tin tưởng của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp Bitcoin: từ “đội ngũ nhân viên Chống rửa tiền không đủ năng lực đối với các quy trình liên quan đến Bitcoin và tài sản tiền điện tử” cho đến các cuộc tranh luận “tiền cũ so với tiền mới”. Tuy nhiên, ông cho rằng thật sai lầm khi nghĩ rằng Bitcoin là một mối đe dọa đối với mô hình kinh doanh của ngân hàng.
Cuối cùng, Hal Finney - người đầu tiên khai thác Bitcoin sau Satoshi Nakamoto - đã dự đoán sự tồn tại của các ngân hàng được hỗ trợ bởi Bitcoin vào năm 2010. Finney nhấn mạnh các vấn đề về khả năng mở rộng vẫn còn hạn chế là lý do cho các ngân hàng như vậy, tuy nhiên Lightning Network đã phát triển để cho phép Bitcoin xử lý nhiều hơn vô hạn các giao dịch. Bên cạnh đó, mặc dù đã có các giải pháp thay thế, nhưng các doanh nghiệp lần đầu sử dụng Bitcoin vẫn buộc phải tiếp tục “hợp tác” với các ngân hàng.
Thêm vào đó, Carman thừa nhận rằng hợp tác với các ngân hàng là một vấn đề đau đầu, “Rất nhiều đối tác thương mại từ chối làm việc với chúng tôi vì chúng tôi cho phép người dùng mua bằng Bitcoin [...] Vì vậy, không phải mọi thiếu sót là do phía ngân hàng. ”
Thật vậy, bên cạnh một số dấu hiệu hy vọng về việc áp dụng thanh toán bằng Bitcoin sẽ phổ biến hơn thì tiền pháp định vẫn đang chiếm ưu thế. Có thể nói điều đó là do FUD* đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý người dùng.
* FUD: nỗi sợ hãi, nghi ngờ và không chắc chắn về thông tin xấu được phát tán từ các nguồn không xác định của một đồng tiền điện tử .
Nguồn: cointelegraph.com
Bài viết liên quan
- Bộ Tài chính Mỹ thắt chặt các biện pháp trừng phạt Tornado Cash
- SEC yêu cầu công ty tiền điện tử Sparkster bồi thường 35 triệu đô la cho các nhà đầu tư bị hại
- Cựu Tổng thống Trump bị bắt nhưng sau đó được thả tự do chỉ sau 20 phút - Giá NFT bất ngờ tăng mạnh
- Interpol đưa 'Lệnh truy nã đỏ' khẩn cấp Do Kwon tới các công tố viên Hàn Quốc
- Elon Musk sẽ hoàn tất thương vụ mua lại Twitter trong tuần này