Quy định của pháp luật Việt Nam về tiền điện tử
Pháp luật về tiền điện tử tại Việt Nam còn khá hạn chế bởi chưa có những quy định chính thức song có một điều chắc chắn rằng hiện tại nó không được coi là một loại tiền tệ hợp pháp.
Tính hợp pháp của tiền điện tử vẫn là một vấn đề gây tranh cãi trên toàn cầu. Mặc dù nằm trong 6 quốc gia không công nhận tính hợp pháp của tiền điện tử nhưng Việt Nam vẫn lọt top trong số những quốc gia có mức độ sử dụng phổ biến nhất.
1. Khái niệm tiền điện tử
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về tiền điện tử. Việc dịch/chuyển ngữ sang tiếng Việt cũng tạo nên nhiều tranh luận và khái niệm này chưa được nêu trong bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào của Việt Nam.
Hiện tồn tại 2 cách hiểu về tiền điện tử như sau:
Tiền điện tử tương đương với tiền ảo, tiền mã hóa
10 năm trước đây, lần đầu tiên Bitcoin xuất hiện với định danh là “Crypto Currency” hay “Cryptocurrency” - tiền mã hóa. Trên thực tế, các đồng tiền này không thể định nghĩa là tiền điện tử do nó hoàn toàn không có sự kiểm soát và đảm bảo của nhà nước.
Tiền điện tử là công cụ thanh toán điện tử và là một loại tiền tệ.
Đối với định nghĩa này, đặc điểm tiên quyết là phải chịu sự quản lý của chính phủ. Các công cụ thanh toán điện tử như chuyển khoản online, quét thẻ ATM/thẻ tín dụng hay các ví điện tử như MoMo, Viettel Pay… cũng đều phải xoay quanh đồng tiền gốc là VNĐ thông qua tài khoản ngân hàng.
2. Những đặc điểm cơ bản
- Không phải đồng tiền pháp định do ngân hàng trung ương các nước phát hành mà do tổ chức khu vực tư nhân tạo ra dựa trên hệ thống mạng máy tính.
Do đó, loại tiền này chỉ được thừa nhận trong một số cộng đồng nhất định.
- Tiền điện tử là thể hiện của đồng tiền pháp định.
- Được lưu trữ trên các thiết bị điện tử như điện thoại di động hay mạng máy tính.
- Có tỷ lệ 1:1 với tiền pháp định, đồng thời được phép thanh toán.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ làm rõ hơn về đặc điểm của chúng trong Nghị định sửa đổi Nghị định 101 về thanh toán không dùng tiền mặt.
3. Thực trạng sử dụng
- Thực tế tại Việt Nam, mặc dù khung pháp lý còn sơ khai nhưng tiền điện tử đang được giao dịch phổ biến, nhiều người tham gia nhưng chủ yếu mang tính chất đầu cơ, xuất hiện nhiều tổ chức cá nhân lập các máy đào tiền và xảy ra nhiều vụ lừa đảo gây mất trật tự, an toàn trong xã hội.
- Chính phủ đã giao các bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng hành lang pháp lý trong quy định về tiền điện tử.
4. Quy định về tiền điện tử tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tiền điện tử không được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp và việc phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt hành chính từ 150 - 200 triệu đồng, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015.
4.1 - Quy định của Bộ luật Dân sự
“Tiền ảo không phải là một tài sản”
4.2 - Quy định của Luật Giao dịch điện tử
Khoản 10 Điều 4. Cho thấy giao dịch tiền ảo là giao dịch điện tử
"Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự."
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử
"Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử.
- Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ liệu.
- Thay đổi, xoá, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.
- Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về giao dịch điện tử.
- Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác.”
4.3 - Quy định của Luật Công nghệ thông tin
Điều 33. Thanh toán trên môi trường mạng
"Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật.”
Điều 38. Khuyến khích nghiên cứu – phát triển công nghệ thông tin
"- Tổ chức, cá nhân nghiên cứu – phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin để đổi mới quản lý kinh tế – xã hội, đổi mới công nghệ được hưởng ưu đãi về thuế, tín dụng và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ chuyển giao kết quả nghiên cứu – phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ thông tin để ứng dụng rộng rãi vào sản xuất và đời sống.”
4.4 - Quy định của pháp luật tín dụng – ngân hàng
Điều 6. Phương tiện thanh toán hợp pháp:
"Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác.”
5. Kết luận
- Qua những thông tin trên đây, nhà nước Việt Nam hiện tại không hề cấm các giao dịch, mua bán trao đổi tiền kỹ thuật số này. Mà các điều khoản đưa ra chỉ cấm các hành vi lừa đảo, chống rửa tiền và nhấn mạnh đây là lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro.
- Bên cạnh đó, cũng cho thấy sự quan tâm của nhà nước về lĩnh vực tiền mã hóa mới này, mở ra tiềm năng phát triển cực lớn cho tương lai gần.
Trên đây là thông tin Coingo đưa ra về chủ đề “Quy định về tiền điện tử tại Việt Nam”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn trong mọi hoạt động liên quan đến tiền điện tử của mình.
Bài viết liên quan
- Ethereum khiến Bitcoin tăng giá, “The Merge” liệu sẽ đáp ứng những kỳ vọng?
- Ngân hàng lâu đời nhất nước Mỹ BNY Mellon triển khai dịch vụ lưu ký tiền điện tử
- Elon Musk tuyên bố rằng X (Twitter) không có kế hoạch phát hành token
- Do Kwon người đồng sáng lập Terra khẳng định anh ta không ‘chạy trốn’ sau bê bối tài chính
- Thị trường tiền điện tử tràn ngập memecoin và NFT về Nữ hoàng Elizabeth