CoinGo24 - Trang tin tức crypto 24h mới nhất, tin tức bitcoin mới nhất hôm nay

Những điều cần biết về thẩm định dự án crypto

Trader và nhà đầu tư thường có thói quen thẩm định dự án crypto trước khi đầu tư thông qua việc tìm hiểu whitepaper, báo cáo ý tưởng... bởi đây chính là yếu tố tiên quyết giúp đưa ra kế hoạch đầu tư hoàn hảo với khả năng gia tăng lợi nhuận tuyệt vời.

Thẩm định dự án crypto

1. Thẩm định dự án crypto là gì?

Thẩm định dự án đầu tư là quá trình kiểm tra, xem xét một cách khách quan và toàn diện các nội dung cơ bản của một dự án đầu tư nhằm đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi của dự án; trên cơ sở đó ra quyết định đầu tư.

Đặc biệt trong lĩnh vực tiền điện tử, thẩm định là phân tích, đánh giá tính khả thi của đối tượng đầu tư trên tất cả các khía cạnh: ngành, concept, mô hình kinh doanh, năng lực cạnh tranh… để có thể đưa ra kế hoạch “rót vốn” phù hợp nhất.

2. Tầm quan trọng của thẩm định dự án đối với nhà đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để mỗi nhà đầu tư đi đến quyết định đầu tư cho dự án hay không. 

- Biết được mức độ hấp dẫn về hiệu quả tài chính để có thể an tâm hoặc lựa chọn cơ hội đầu tư tốt nhất cho đồng vốn mà mình bỏ ra.

- Xác định được tính khả thi về mặt tài chính, qua đó biết được khả năng sinh lời cao hay thấp.

- Biết được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, từ đó nhà đầu tư chủ động có những giải pháp nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro tùy vào hoàn cảnh.

Thị trường crypto luôn biến động và chứa nhiều rủi ro (ảnh minh họa)
Thị trường crypto luôn biến động và chứa nhiều rủi ro (ảnh minh họa)

- Thấy được các nội dung của dự án có đầy đủ hay còn thiếu hoặc sai sót ở nội dung nào, từ đó có căn cứ để chỉnh sửa hoặc bổ sung một cách đầy đủ.

3. Làm thế nào để thẩm định dự án hiệu quả?

3.1 - Giới thiệu về White-paper - Công cụ hữu ích đối với công tác thẩm định dự án tiền điện tử

Whitepaper là tài liệu đáng tin cậy thường được viết bởi nhóm phát triển dự án. Có thể nói, White paper giống như một tài liệu quảng cáo về dự án. 

Đây là một bản tóm tắt thông tin của một dự án cryptocurrency. Để thẩm định dự án hiệu quả, chúng ta cần trả lời được những câu hỏi sau:

White-paper - Công cụ hữu ích đối với công tác thẩm định dự án tiền điện tử

3.2 - 8 tiêu chí vàng đánh giá dự án tiềm năng

Mỗi nhà đầu tư trong thị trường sẽ có một tiêu chuẩn đánh giá riêng do đó trong bài viết hôm nay CoinGo24 sẽ giới thiệu cho bạn một số yếu tố cơ bản cùng tiêu chuẩn đi kèm để đánh giá dự án tiềm năng như sau:

3.2.1 - Ý tưởng & Tầm nhìn dự án

Ý tưởng dự án được sinh ra thường là để giải quyết một vấn đề nào đó mà thị trường hoặc dự án trước đó đang tồn tại.  

Nên đánh giá dự án được phát triển dựa trên ý tưởng mới, bắt trend hay là đạo nhái của các dự án khác.

Vậy với các vấn đề trên thì nhà phát triển sẽ định giải quyết như thế nào? Cách giải quyết đó chính là ý tưởng của dự án.

3.2.2 Dự án thuộc nhóm Coin nào? Có sản phẩm chưa?

Tiếp đến bạn nên tìm hiểu xem dự án này thuộc nhóm Coin/Token nào. Đôi khi dự án tiềm năng chỉ cần ra sản phẩm thôi cũng đủ yếu tố để được đẩy giá Coin mạnh. 

Gợi ý về phân loại Coin theo nhóm
Gợi ý về phân loại Coin theo nhóm

3.2.3 - Roadmap

Lộ trình dự án là kế hoạch phát triển của một dự án theo từng giai đoạn, từng thời điểm, thường là dự kiến. 

Roadmap của Ethereum
Roadmap của Ethereum

Dự án đi càng đúng lộ trình thì phần nào chứng minh họ làm việc nghiêm túc và uy tín. Đặc biệt với các dự án chưa có sản phẩm, nhờ tiêu chí này chúng ta có thể biết dự kiến lúc nào sản phẩm sẽ được triển khai để có quyết định đầu tư đúng đắn từ trước. 

3.2.4 - Tokennomics

Tokenomics có thể xem là nền kinh tế của tiền mã hóa hay đại diện cho mô hình hoạt động của dự án đó.

Tokenomics chính là công cụ giúp dự án giữ chân nhà đầu tư và chiến thắng nhà tạo lập thị trường, cũng là yếu tố rất quan trọng quyết định tiềm năng tăng trưởng của dự án trong tương lai.

Thiết kế Tokenomics cũng là việc quyết định sẽ có bao nhiêu token được phát hành ra thị trường theo từng thời điểm, tổng số token tối đa sẽ được phát hành.

3.2.5 - Team, Backers & Investors

Một dự án được đánh giá tốt là dự án có đội ngũ (team) làm việc nghiêm túc, chăm chỉ và tâm huyết. Đội ngũ builders này phải là những người có kinh nghiệm lâu năm về thị trường và công nghệ blockchain.

Thông tin đội ngũ trên White paper của Chainlink.
Thông tin đội ngũ trên White paper của Chainlink

Backers & Investors là những nhà đầu tư đằng sau dự án, thường là các quỹ đầu tư mạo hiểm. Các dự án thường sẽ công bố danh sách nhà đầu tư ban đầu của họ trên website. 

Ngoài ra các quỹ lớn trong Crypto thường có danh mục đầu tư lợi nhuận cao, các dự án được chọn đầu tư bởi họ chắc chắn đã được quỹ nghiên cứu kỹ trước khi xuống tiền. 

3.2.6 - UI/UX

UI/UX là giao diện và trải nghiệm người dùng. 

Khi chúng ta truy cập vào trang web có trải nghiệm người dùng mượt mà, thoải mái, dễ nhìn và tích hợp được nhiều tính năng thuận tiện cho người dùng thì bao giờ cũng thích hơn là website có chất lượng thấp, cẩu thả.

3.3.7 - Media

Media là tiêu chí liên quan đến việc phát triển cộng đồng, mạng xã hội hay các chiến dịch Marketing của dự án. 

Nếu như các tiêu chí trên đóng vai trò 80% trong quyết định đầu tư của bạn thì yếu tố media sẽ chiếm 20% còn lại.

Bởi vì Crypto có đặc điểm là phát triển mạnh nhờ cộng đồng, việc phát triển mạnh về truyền thông, xây dựng cộng đồng mạnh và đoàn kết, đem lại giá trị cho nhà đầu tư thì danh tiếng dự án cũng sẽ ngày càng tăng.

3.2.8 - Biểu đồ giá

Ví dụ về biểu đồ giá. Nguồn: ChainLink
Ví dụ về biểu đồ giá. Nguồn: ChainLink

4. Cách thẩm định coin phổ biến

Tokennomics

4.1 - Chiết khấu dòng tiền

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong tất cả thị trường tài chính. Để sử dụng được theo công thức, thì bạn cần biết:

•    Doanh thu.

•    Dự báo doanh thu tương lai.

•    Chiết khấu ở thời điểm hiện tại.

Công thức tính

Nhận xét: Chỉ nên áp dụng cho các dự án có dòng tiền rõ ràng, ổn định và được chứng minh dòng tiền không đổi theo thời gian như CEX - DEX: Pancake, Uniswap, Sushiswap,...

4.2 - Định giá theo bội số:

Ưu tiên sử dụng trong crypto, vì mang tính chất ngắn hạn vì dễ áp dụng, dữ liệu khá chính xác.

•    Chọn một tiêu chí để tính: Lợi nhuận, TVL, doanh thu,...

•    Tìm ra chỉ số cho tiêu chí của ngành.

Giá thành = Tổng chi phí thực hiện sản phẩm + Lợi nhuận mong muốn

Google Adsense
Disclaimer: Thông tin trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ CoinGo24. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật một số nước công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.