OpenSea triển khai giao thức mới có khả năng đánh giá về độ hiếm của NFT
Dự án OpenRarity của OpenSea cho thấy sự hợp tác giữa các cộng đồng NFT khác nhau, bao gồm Curio, icy.tools, OpenSea và Proof. OpenSea là một thị trường dành cho người mua và người bán các NFT. Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng kể từ năm 2017, hiện NFT được sử dụng phổ biến nhất để thể hiện âm thanh, video và hình ảnh.
Các thuộc tính quyền sở hữu kỹ thuật số của OpenSea phù hợp cho việc tạo và bán tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, đồ sưu tầm, vật phẩm trò chơi và vé sự kiện, với các ứng dụng phức tạp hơn bao giờ hết vẫn sẽ tiếp diễn.
Trên Opensea, tất cả các loại NFT có thể được mua và bán. Điều khác biệt giữa OpenSea với các đối thủ chính như NiftyGateway và Superrare là sự đơn giản của nó. Người dùng có thể dễ dàng tạo NFT để bán. Điều này đã được chứng minh là một điểm thu hút đối với nền tảng và là động lực chính thúc đẩy sự chấp nhận của người dùng.
Với hàng nghìn NFT được phát hành mỗi ngày, việc sở hữu những NFT hiếm không phải là dễ dàng đối với những người sưu tập NFT. Tuy nhiên, khi lĩnh vực này ngày càng phát triển, sự khó khăn trong việc tìm kiếm NFT hiếm sẽ sớm được cải thiện.
Trong một bài đăng trên Twitter, OpenSea đã thông báo về việc triển khai OpenRarity - một giao thức cung cấp số liệu tính toán về độ hiếm để xác định giá trị đối với NFT trên nền tảng này. Giao thức OpenRarity sử dụng hệ thống đánh giá bằng phương pháp toán học trên cơ sở minh bạch để xác định độ hiếm của NFT.
OpenSea chia sẻ rằng NFT hiếm sẽ được phát hành số lượng thấp hơn như 1 hoặc 2, trong khi các NFT khác với thuộc tính tương tự sẽ có số lượng cao hơn. Người mua sẽ có thể tham khảo “xếp hạng độ hiếm” trên một nguồn đáng tin cậy OpenRarity trước khi mua NFT.
Tính năng này không được áp dụng tự động cho tất cả các bộ sưu tập NFT. Người sáng tạo vẫn có quyền tắt nó nếu họ không muốn áp dụng cho bộ sưu tập của họ.
Dự án OpenRarity là một nỗ lực hợp tác giữa các cộng đồng NFT khác nhau, bao gồm Curio, icy.tools, OpenSea và Proof. Mục tiêu là chuẩn hóa phương pháp nhận định về độ hiếm và cung cấp bảng xếp hạng độ hiếm được dùng chung trên tất cả các nền tảng NFT.
Thị trường NFT gần đây cũng đưa ra một chức năng cho phép người sáng tạo tạo các trang chứa NFT của riêng họ mà họ có thể tùy chỉnh hình ảnh, video và nội dung nổi bật. Do đó, người sáng tạo có thể chia sẻ thông tin về lịch trình phát hành hay thư viện lưu trữ. Ngoài những điều này, người sáng tạo cũng có thể tsử dụng tính năng đồng hồ đếm ngược để cho phép người sưu tập nhận thông báo qua email về quá trình mã hóa một tác phẩm nghệ thuật thành một phần của blockchain.
Trong khi đó, một báo cáo được công bố bởi công ty phân tích blockchain Chainalysis đã cho thấy rằng NFT là động lực lớn nhất trong việc áp dụng tiền điện tử ở khu vực Trung, Nam Á và Châu Đại Dương (CSAO). Theo báo cáo, 58% lưu lượng truy cập web đến các dịch vụ tiền điện tử có liên quan đến NFT.
Bài viết liên quan
- Sky Mavis hợp tác với Google Cloud vì lo sợ Ronin hack một lần nữa xảy ra?
- SEC chấp nhận đơn đăng ký BlackRock ETF Bitcoin, đánh dấu quá trình bắt đầu đánh giá.
- Do Kwon người đồng sáng lập Terra khẳng định anh ta không ‘chạy trốn’ sau bê bối tài chính
- Chính sách tiền tệ của Ethereum sẽ thay đổi như thế nào sau The Merge?
- Các thương hiệu đình đám Nike, Gucci cá kiếm khủng từ doanh thu NFT 260 triệu đô la